Đóng lại
Đăng nhập
Email *
Mật khẩu *
Chưa có tài khoản? Đăng ký
Đóng lại
Đăng ký
Họ và tên *
Điện thoại *
Email *
Giới tính
Mật khẩu *
Nhập lại mật khẩu *
Bạn đã có tài khoản Đăng nhập
Đóng lại
Khôi phục mật khẩu
Vui lòng gửi mail. Chúng tôi sẽ gửi link khởi tạo mật khẩu mới quan email của bạn
Facebook

Phòng Quản lý chất lượng

Ngày đăng: 09/06/2021 - 11:26 AM 2.185 lượt xem
Phòng Quản lý chất lượng được thành lập theo Quyết định số: 188/QĐ-CĐN ngày 20/05/2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Hà Nam.
1. Chức năng
Tham mưu giúp Hiệu trưởng quản lý, tổ chức triển khai công tác đảm bảo chất lượng đối với các hệ đào tạo, các trình độ đào tạo của Trường, công tác khảo thí, công tác nghiên cứu khoa học, thanh tra; xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác thanh tra-pháp chế của nhà trư­ờng theo các quy định của Bộ LĐ-TB&XH và các quy định của pháp luật.
 
2. Nhiệm vụ
a. Công tác đảm bảo chất lượng
+ Tham mưu triển khai các văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn về quản lý chất lượng giáo dục nghề nghiệp do Bộ LĐTB&XH ban hành;
+ Chủ trì xây dựng và trình Hiệu trưởng các định hướng chiến lược, giải pháp đảm bảo chất lượng tại trường theo định hướng hội nhập khu vực và quốc tế; Xây dựng và triển khai kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng với các tổ chức có liên quan;
+ Chủ trì xây dựng, triển khai vận hành, đánh giá và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong Nhà trường. Cụ thể: Lập kế hoạch xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng trình Hiệu trưởng phê duyệt; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về xây dựng, vận hành, đánh giá và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng cho cán bộ quản lý, nhà giáo và người lao động trong Nhà trường; Chủ trì, phối hợp với các phòng, khoa, trung tâm tổ chức xây dựng hệ thống tài liệu bảo đảm chất lượng; Trình Hiệu trưởng phê duyệt, tổ chức vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng; Đôn đốc, kiểm tra, giám sát và đề xuất các biện pháp thực hiện xây dựng, vận hành và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng đúng tiến độ, hiệu quả và đảm bảo chất lượng; Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai đánh giá, cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng theo quy định; Báo cáo kết quả xây dựng, vận hành và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng theo quy định. Cập nhật vào cơ sở dữ liệu bảo đảm chất lượng của hệ thống thông tin quản lý của Sở Lao động- TBXH, Tổng cục GDNN;
+ Chủ trì xây dựng, triển khai kế hoạch tự đánh giá chất lượng Nhà trường, chất lượng chương trình đào tạo các trình độ đào tạo của Trường. Bao gồm: Chủ trì thực hiện tự đánh giá chất lượng của Trường; làm đầu mối phối hợp, hỗ trợ đoàn đánh giá ngoài thực hiện kiểm định chất lượng tại Nhà trường (nếu có); Tham mưu thành lập hội đồng tự đánh giá chất lượng của Nhà trường. Chuẩn bị nội dung, tài liệu cho các cuộc họp Hội đồng tự đánh giá; giúp các ủy viên Hội đồng tự đánh giá thu thập, phân tích và xử lý thông tin, minh chứng, đánh giá mức độ đạt được theo quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và các hướng dẫn có liên quan của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; Tổng hợp, thông qua Hội đồng báo cáo tự đánh giá chất lượng, trình Hiệu trưởng phê duyệt và công bố theo quy định; Quản lý, lưu trữ hồ sơ tự đánh giá, thường xuyên cập nhật các minh chứng theo các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của trường. Hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện tự đánh giá gửi Sở Lao động- TBXH, Tổng cục GDNN;
+ Xây dựng quy trình thực hiện an toàn trong đào tạo, thực hành, thực tập đối với HSSV.
b. Công tác khảo thí
+ Thực hiện triển khai các văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn về công tác khảo thí do Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp - Bộ LĐTB&XH ban hành;
+ Xây dựng và trình Hiệu trưởng ban hành các văn bản quy định về công tác khảo thí theo quy định của Bộ Lao động - TB&XH và theo quy chế thi và kiểm tra của Nhà trường;
+ Chủ trì xây dựng, triển khai, giám sát và đánh giá hiệu quả công tác khảo thí của nhà trường;
+ Hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các văn bản có liên quan đến công tác khảo thí của các đơn vị, cá nhân trong nhà trường;
+ Chủ trì, phối hợp với các phòng ban, khoa/bộ môn và các đơn vị có liên quan trong việc chỉ đạo, điều hành, tổ chức công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề thi, lập kế hoạch thi, coi thi kết thúc học phần và các kỳ thi chuẩn đầu ra cho sinh viên;
+ Kiểm tra và giám sát công tác khảo thí đối với tất cả các môn học, ngành học, các trình độ và hình thức đào tạo;
+ Chủ trì, phối hợp với các phòng, khoa, trung tâm tham mưu giúp Hiệu trưởng tổ chức phúc khảo bài thi và giải quyết các tồn tại vướng mắc liên quan đến công tác thi, sau khi thi của học sinh, sinh viên thuộc các bậc đào tạo, hình thức đào tạo, loại hình đào tạo tại trường và tại các đơn vị liên kết của trường theo quy định của Bộ LĐTB&XH và theo quy chế thi và kiểm tra của Nhà trường;
+ Thực hiện công tác quản lý, lưu trữ và bảo mật đề thi, bài thi, điểm thi theo quy định;
+ Nghiên cứu, cập nhật, đề xuất với Hiệu trưởng áp dụng các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác khảo thí, phương pháp thi đảm bảo theo chuẩn đầu ra của Bộ LĐTB&XH và theo hướng hiện đại và hội nhập;
+ Báo cáo định kỳ kết quả công tác khảo thí theo quy định.
c. Công tác nghiên cứu khoa học
+ Xây dựng các chương trình kế hoạch ngắn hạn, dài hạn và hằng năm về hoạt động nghiên cứu khoa học. Tham mưu cho lãnh đạo Trường ban hành các văn bản về phương hướng, chủ trương, các quy định, quy chế về công tác quản lý nghiên cứu khoa học công nghệ của Nhà trường;
+ Triển khai và quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học; quản lý đề tài, đề án khoa học của cán bộ, giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên trong Trường; tổ chức các hội nghị, hội thảo, nghiệm thu, … xuất bản kỷ yếu, thông tin khoa học và hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của Nhà trường;
+ Phối hợp xây dựng kế hoạch ngân sách cho công tác nghiên cứu khoa học hàng năm của Nhà trường;
+ Phối hợp với các đơn vị liên quan để rà soát, chỉnh lý bổ sung, biên soạn chương trình, đề cương bài giảng, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo… phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng trong Nhà trường;
+ Chủ trì tổ chức đăng ký và nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ và sáng kiến kinh nghiệm các cấp hàng năm. Có kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn triển khai các đề tài, sáng kiến kinh nghiệm, phối hợp với các đơn vị liên quan giám sát tiến độ thực hiện của các đề tài, sáng kiến kinh nghiệm;
+ Tổ chức tổng kết hoạt động khoa học hàng năm và tổ chức triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn của Nhà trường và địa phương theo quy định;
d. Công tác thanh tra:
 Nghiên cứu các văn bản quy định của Bộ LĐ-TB&XH để xây dựng quy trình và kế hoạch thanh tra giáo dục nghề nghiệp hàng năm và tổ chức thực hiện sau khi Hiệu trưởng phê duyệt, gồm những nội dung sau:
+ Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục nghề nghiệp theo quy định;
+ Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế đào tạo, thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ và thực hiện quy định về giáo trình, bài giảng ở mọi loại hình đào tạo (chính quy, không chính quy, liên thông), cấp học và trình độ đào tạo trong phạm vi toàn trường;
+ Thanh tra việc thực hiện quy định của nhà nước về quản lý tài chính, tài sản, khoa học công nghệ, công tác tổ chức cán bộ và điều kiện cần thiết đảm bảo giáo dục của nhà trường;
+ Thực hiện nhiệm vụ tiếp cán bộ viên chức, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên; giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo của trường theo quy định;
+ Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
+ Theo dõi, tổng hợp tình hình công tác thanh tra, định kỳ báo cáo Hiệu trưởng; kiến nghị, đề xuất Hiệu trưởng các vấn đề cần điều chỉnh và bổ sung để đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
e. Công tác đào tạo nghề Kế toán doanh nghiệp
- Thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khóa khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy hằng năm của trường theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bao gồm:
- Xây dựng chương trình đào tạo của ngành, nghề theo từng trình độ đào tạo thuộc phòng quản lý hoặc do Hiệu trưởng giao.
- Tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học, mô-đun, tín chỉ liên quan bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo giữa các môn học, mô-đun, tín chỉ của chương trình đào tạo hoặc giữa các trình độ đào tạo.
- Tổ chức phát triển chương trình đào tạo, xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo theo định hướng phát triển của Nhà trường; phát triển chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định.
- Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
- Xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học, bảo đảm chuẩn đầu ra của người học theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động.
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế; hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến ngành nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo.
- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên; ngành, nghề đào tạo và cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học; tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo; thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào quá trình đào tạo.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động, người học; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên, giáo viên và người lao động thuộc phòng.
- Tổ chức đánh giá giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động trong phòng và tham gia đánh giá cán bộ quản lý trong trường theo quy định của Nhà trường.
- Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo quy định của Hiệu trưởng; đề xuất, xây dựng các kế hoạch mua sắm bổ sung, bảo trì thiết bị đào tạo của phòng, thực hiện sửa chữa các phương tiện phục vụ giảng dạy và học tập, Có kế hoạch từng học kỳ và thực hiện các dự trù phục vụ thực tập của học sinh, sinh viên do phòng mình phụ trách.
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định và thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
- Phối hợp với các phòng, khoa, trung tâm xây dựng định mức kỹ thuật cho các nghề đào tạo.
f. Quản lý nhà giáo, viên chức, người lao động thuộc phòng theo phân công của Hiệu trưởng. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
 
 3. Cơ cấu tổ chức
Cán bộ, nhân viên: 04 người, trong đó: 01 Trưởng phòng, 01 phó  Trưởng phòng;01 Giảng viên;  01 chuyên viên.
 
Trưởng phòng: Ks. Đặng Xuân Vượng
- Năm sinh: 1973
- Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Điện
- Email: vuongcdnhn@gmail.com


Phó Trưởng phòng: Vũ Quang Phiệt
- Năm sinh: 1980
- Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Cơ khí  
 
Giảng viên: Phạm Thị Tình
- Năm sinh: 1980
- Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ          

Chuyên viên: Đặng Thị Anh
- Năm sinh: 1985
- Trình độ chuyên môn: Đại học 

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀ NAM
© Bản quyền 2021 thuộc về Trường Cao đẳng nghề Hà Nam
Đang online: 7Tổng truy cập 779.622